Tin mới

Chuyển “thu phí” sang “thu giá” dễ dẫn tới giá độc quyền, bất ổn

Theo ĐBQH Bùi Văn Phương, chuyển từ "thu phí" sang "thu giá" dịch vụ dễ dẫn tới giá độc quyền, bất ổn.

Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật một số tổ chức Đảng, đảng viên

Thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế

Thành phố Hồ Chí Minh: Họp mặt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trao đổi với báo chí bên lề Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) nhận định, việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thay từ "trạm thu phí" đã phổ biến từ trước đến nay bằng "trạm thu giá" là cách dùng ngôn ngữ "gây hiểu lầm, hiểu sai".

 Nhiều trạm "thu phí" đã đổi tên thành "thu giá".

Mức thu cao quá thì dân sẽ phản ứng

Theo ĐBQH Lê Thanh Vân, chữ "giá" trong "trạm thu giá" của Bộ GTVT là không có nghĩa căn cứ theo từ điển tiếng Việt. Người dân phản ứng là có căn cứ để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, sự chuẩn mực của ngôn ngữ pháp lý. Đã là nhà nước thì phải dùng ngôn ngữ phổ thông, chuẩn mực, dễ hiểu, và trước hết là thuần Việt.

Đại biểu này chỉ rõ: Theo Luật Giá, giá phải phản ánh đúng chi phí đầu vào đầu ra, lợi ích cho các bên, là quy tắc để tính toán nghĩa vụ đóng góp của những người sử dụng dịch vụ.

 

ĐBQH Lê Thanh Vân (Ảnh: Quochoi.vn)

ĐBQH Lê Thanh Vân nhấn mạnh, những người tham gia giao thông, nhất là các tài xế xe tải, phản ứng các trạm thu phí BOT thời gian qua đâu phải ở chỗ gọi là gì, mà ở mức giá. Trong chuyện này, thoả thuận của nhà đầu tư với người chấp nhận dịch vụ chính là chi phí mà người tham gia giao thông phải bỏ ra có hợp lý so với mức đầu tư của nhà đầu tư không.

Mức thu cao quá thì người dân sẽ phản ứng, vừa phải là họ chấp nhận. Đó là một hợp đồng bất thành văn giữa một bên là nhà đầu tư với một bên là người tham gia giao thông về việc chấp nhận mua vé, ông Vân phân tích.

"Quốc lộ thì nhất định không được thu phí"

Theo ông Lê Thanh Vân, đã là BOT thì phải có một bên đầu tư và bên kia hưởng dịch vụ, còn nhà nước có trách nhiệm cung cấp giao thông phổ biến nhất cho nhân dân. Những gì mà nhà nước thu của nhân dân thông qua thuế, ngân sách, nhà nước phải đảm bảo giao thông tối cần thiết cho nhân dân. Đó chính là các tuyến quốc lộ, mà quốc lộ thì nhất định không được thu phí.

"Chỉ những chỗ các doanh nghiệp bỏ tiền ra đầu tư để người dân có sự lựa chọn tốt hơn thì mới được thu tiền", ông Vân lưu ý.

Theo ĐBQH Bùi Văn Phương, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình, các dự án BOT hiện nay hầu hết làm trên đường sẵn có, đường độc đạo nên nếu chuyển từ "thu phí" sang "thu giá" dịch vụ dễ dẫn tới giá độc quyền, bất ổn.

 

ĐBQH Bùi Văn Phương (Ảnh: Quochoi.vn)

Tuy nhiên, ông Phương cho rằng, dự án BOT do nhà đầu tư bỏ tiền ra đầu tư nên họ tính giá dịch vụ và những người sử dụng dịch vụ đó phải trả giá dịch vụ mình sử dụng. Cho nên chuyển từ phí sang giá là đúng với bản chất kinh tế thị trường. Nếu vẫn để phí, theo thẩm quyền do HĐND quyết định thì phản ánh không đúng.

Vấn đề ông Phương băn khoăn là khi chuyển từ phí sang giá thì khả năng doanh nghiệp đầu tư BOT sẽ đẩy giá lên. Lý do vì lúc trước, thu phí cần sự kiểm soát của Nhà nước. Nay giá do doanh nghiệp định sẽ nảy sinh vấn đề.

Từ đó, đại biểu đoàn Ninh Bình đề nghị, chuyển từ phí sang giá là quá trình cần phải tính toán kỹ. Nếu dự án BOT xác định là giá thì thu ở cung đường nào. Nếu cung đường trên nền đường cũ do Nhà nước đầu tư, cấu trúc đường độc đạo thì việc thu giá là bất ổn.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản