Tin mới

MỐI QUAN HỆ GIỮA MẶT TRẬN VÀ CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Tổng kết thực hiện Đề án Vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên: 9 tháng thần tốc xóa 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Yên thăm các tổ chức Công giáo, Tin Lành nhân lễ Phục sinh 2024

Phú Yên: Đại hội điểm MTTQ huyện Phú Hòa lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029

a) Mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận có một đặc điểm đáng chú ý: Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận

Là thành viên, Đảng tham gia Mặt trận bình đẳng và có nghĩa vụ như mọi thành viên khác. Đại diện cấp uỷ Đảng tham gia uỷ ban Mặt trận có trách nhiệm sinh hoạt đầy đủ thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợp thống nhất hành động. Cấp uỷ Đảng phải giáo dục đảng viên gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung đã được các tổ chức thành viên thoả thuậnvà tích cực tham gia công tácMặt trận tại khu dân cư

Để lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải ở trong Mặt trận, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng và lợi íh chính đáng của các tầng lớp nhân dân: Đảng tiến hành công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tổ chức kiểm tra và bằng sự gương mẫu của Đảng viên. Thực tiễn lịch sử từ ngày thành lập Mặt trận đến nay đã chứng tỏ các thành viên tham gia Mặt trận đều tự giác thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua Đảng đoàn Mặt trận thông qua Đảng đoàn các tổ chức thành viên của Mặt trận và thông qua đại diện của cấp uỷ Đảng tham gia Uỷ ban Mặt trận cùng cấp. Đảng chăm lo bồi dưỡng cán bộ và giới thiệu những Đảng viên có phẩm chất, có tín nhiệm trong các tầng lớp nhân dân, có năng lực làm công tác Mặt trận, để Mặt trận chọn cử theo đúng điều lệ. Đảng lãnh đạo sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên, sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền. Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức và hoạt động sáng tạo của Mặt trận; Đảng lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận đối với sự lãnh đạo của Đảng và đối với cán bộ Đảng viên. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là vấn đề có tính nguyên tắc, đảm bảo cho Mặt trận không ngừng được củng cố và mở rộng. Mặt trận có nhiệm vụ truyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức mới, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt trận có trách nhiệm tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, trong việc xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước là yếu tố cực kỳ quan trọng bảo đảm sự vững mạnh của chế độ.

b) Mối quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền:

Quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền là quan hệ hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Quyền hạn của Mặt trận đã được Hiến pháp và pháp luật qui định Mặt trận hoạt động theo pháp luật và qui chế làm việc đã được thoả thuận giữa Mặt trận và chính quyền.

Mặt trận tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Nhà nước như: vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện quyền làm chủ, bầu ra cơ quan dân cử, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ viên chức Nhà nước; tham gia xây dựng pháp luật và chính sách; đóng góp ý kiến với cơ quan Nhà nước các cấp, vận động nhân dân xây dựng các qui ước, qui chế trên địa bàn cư trú về các vấn dề liên quan đến đời sống nghĩa vụ và lợi ích của công dân phù hợp với pháp luật. Mặt trận tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, gây phiền hà cho dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của dân.

Nhà nước dựa vào Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân, tôn trọng và tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua đoàn thể của mình tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ Nhà nước. Đó cũng là sức mạnh của bản thân Nhà nước.

Trong quá trình ra các quyết định về quản lý và điều hành, Nhà nước các cấp cần lắng nghe những kiến nghị của Mặt trận và các đoàn thể. Nhà nước căn cứ qui chế tổ chức và cơ chế hoạt động để giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận. Nhà nước cần tiếp tục thể chế hoá quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội và xây dựng cuộc sống tự quản của dân.

Nhà nước phối hợp với Mặt trận trong việc chăm lo lợi ích chính đánh của nhân dân, trong việc vận động các tầng lớp nhân dânđẩy mạnh phong trào hành động thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế xã hội.

Một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy Nhà nước hiện nay là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. để Mặt trận làm tròn trách nhiệm là cơ sở chính trịcủa chính quyền nhân dân, sự phối hợp giữa Mặt trận với Nhà nước phải như nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: " Thực hiện thành nền nếp iệc đảng và Nhà nước cùng bàn bạc và tham khảo ý kiến của Mặt trận về những quyết định chủ trương lớn" ngày một chặt chẽ và cụ thể hơn.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản